Lập sổ tay một cách khoa học


Một trong những điều quan trọng nhất khi thực hiện một dự án khoa học hay tài liệu hướng dẫn. Các chỉ mục trong ghi chú về các bước thí nghiệm cần đầy đủ giúp cho một người khác có thể làm đi làm lại thí nghiệm đó một cách dễ dàng, dễ hiểu theo hướng dẫn mà bạn đã soạn ra.

Điều đầu tiên cần làm khi bắt đầu một dự án là lập một cuốn sổ tay khoa học, Cuốn sổ sẽ ghi lại tuần tự suy nghĩ, việc làm và sự phát triển của vấn đề suốt quá trình thực hiện dự án. 



Cuốn sổ tay khoa học bao gồm nghiên cứu tổng quan và thực nghiệm; sự phát triển của ý tưởng hoặc sản phẩm và các đánh giá riêng của mình cũng như tất cả các tính toán trong suốt quá trình làm việc cuốn sổ tay phải ghi lại tất cả các bước nghiên cứu một cách khoa học, khi khởi đầu đến khi hoàn thành dự án

Sổ tay khoa học là một minh chứng đảm bảo rằng chúng ta là những người thực sự làm, tạo nên điểu này (không giả mạo). Cuốn sổ ghi lại nhật kí làm việc một cách khoa học trong đó các trang giấy có mối quan hệ chặt với nhau. Vì vậy, cần bảo quản thật tốt và tránh làm các trang tài liệu này bị thất lạc.

Cuốn sổ tay phải ghi lại tất cả các bước nghiên cứu một cách khoa học, khi khởi đầu đến khi hoàn thành dự án

Vậy khi chuẩn bị sổ tay khoa học ta cần chuẩn bị những điều gì? 
– Điều đầu tiền ta cần có một cuốn sổ tay cao cấp, bạn có thể mua ở các cơ sở sản xuất sổ da hay bạn cũng có thể tham khỏa các mẫu sổ tay đẹp để bắt đầu đặt làm sổ tay theo yêu cầu của mình
– Viết tên của mình lên trang bìa của cuốn sổ tay cao cấp này
– Mỗi trang trong cuốn sổ phải được đánh số
– Chia cuốn sổ thành các phần khác nhau và đặt mục lục ở trang đầu tiên.



Thông thường, để tạo ra một nội dung dễ theo dõi cho người đọc người ta chia cuốn sổ tay khoa học thành ít nhất bốn phần

Phần 1: Bắt đầu cuộc tìm kiếm cho những ý tưởng bằng cách liệt kê các chủ đề hoặc vấn đề mà ta có thể điều tra, suy nghĩ về từng thể loại.

Phần 2: Nhật kí nghiên cứu tổng quan về chủ đề. Đối với mỗi lần thực hiện nghiên cứu tổng quan, viết tên của thư viện, ngày giờ ở đầu một trang mới; sách các nguồn tư liệu đã kiểm tra; ghi chú tất cả các thông tin cần thiết để thực hiện một trích dẫn mà ta sẽ cần khi viết bài báo cáo toàn văn.

Phần 3: Ghi chép về các thiết kế, các kế hoạch



Phần 4: Ghi chép các hoạt động hàng ngày, ghi nhận lại những kết quả thu được liên quan đến dự án nghiên cứu. Sau khi ghi lại kết quả, cần viết thêm “Thảo luận” hoặc “Giải thích” trước khi viết kết luận riêng của mình.

Khi cần thêm một trang mới hãy làm theo hướng dẫn sau:
+ Viết thêm một mục mới ngay sau khi công việc đã được thực hiện. 
+ Nên thống nhất cách ghi tên mục trên mỗi trang của cuốn sổ tay khoa học để đảm bảo tính thống nhất. 
+ Ký và ghi rõ ngày tháng ở tất cả các mục trong cuốn sổ. 
+ Đánh dấu và đặt tiêu đề từng phần một cách rõ ràng. 
+ Viết rõ ràng và sạch sẽ, ngôn ngữ dễ hiểu. 
+ Minh họa bằng hình ảnh khi cần thiết (Một hình ảnh có thể giá trị hơn ngàn chữ). 
+ Ghi lại tất cả mọi thứ một cách chi tiết nhất có thể. + Gán tiêu đề, nhãn và ngày tháng vào tất cả các biểu đồ và bảng. 
+ Buộc, kẹp các hình ảnh in ra từ máy tính, hình chụp… vào nhật ký. 
+ Ghi tên bất cứ người nào đã chứng kiến công việc nghiên cứu. 
+ Không bao giờ loại bỏ hoặc xé bỏ một mục nào từ cuốn sổ tay khoa học. Những gì chúng ta nghĩ là “ngu ngốc” ở thời điểm hiện tại thì có thể sẽ là một tài sản lớn sau này).

———- Nguồn sưu tầm


5/5 - (2 bình chọn)
Đóng Menu
>
> Hotline: 0934 956 885